Dữ liệu trống | ||
Tổng cộng | 0đ | |
Chi tiết giỏ hàng |
Cách pha cafe phin xuất hiện từ thế kỷ 19 người và là phương pháp phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Người ta sử dụng phương pháp này dựa trên nguyên tắc chung là nước nóng đi qua cà phê bột và được thẩm thấu qua phin trở thành sản phẩm nước cà phê thơm ngon thượng hạng.
Cà phê phin cách pha cafe độc đáo của người Việt Nam.
Trong quá khứ, những bộ phin cafe trước kia làm bằng kim loại hoặc gốm sứ với các bộ phận bao gồm: nắp đậy, cái lọc và một chiếc đĩa ở dưới cùng quen thuộc. Với sản phẩm cà phê bột được cho vào trong bộ lọc sau đó chế nước, cà phê phin thường có tốc độ lọc chậm, nhỏ giọt ra phía dưới phin.
Cà phê pha phin cho hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Cafe đặc loãng, đắng ngắt hay đắng ngọt là do tay người pha. Bạn chỉ cần điều chỉnh lượng đường và nước sao cho hợp lý là có thể tạo ra một ly cà phê hảo hạng.
Bên cạnh kỹ thuật pha cafe, cách phối trộn cà phê cũng là phương pháp để cho ra ly cafe phù hợp gu khách hàng. Tùy theo khách hàng, có thể là nam giới, người sành cafe, nữ giới hay các bạn tuổi teen mà chúng ta có tỉ lệ trộn cafe khác nhau.
2. Cà phê sữa
Nếu bạn muốn uống cà phê sữa đá, hãy để sẵn trong chiếc ly một ít sữa và đá sạch, chờ từng giọt cà phê nhỏ xuống. Khi nào cà phê nhỏ hết nước, hãy khuấy đều cà phê, sữa và đá với nhau. Đảm bảo rằng bạn sẽ có một ly cà phê ngon khó cưỡng!
Sữa, trứng gà và các loại kem tươi có tác dụng: giảm bớt vị đắng của cà phê, gia tăng vị ngọt, tạo ra vị béo ngậy mà không làm mất hương vị ban đầu của cà phê. Cà phê sữa đã trở thành đồ uống “khoái khẩu” của 85% phụ nữ trên toàn thế giới.
Cà phê sữa đá, thức uống đặc trưng của người Sài Gòn.
Nếu bạn là người yêu thích đồ ngọt, hãy cho thêm nhiều sữa vào ly cà phê của mình. Trái lại nếu giảm bớt hàm lượng sữa, bạn sẽ tạo ra 1 ly cafe nâu vừa phải (không đắng quá mà cũng không quá ngọt). Hãy thử bỏ vài viên đá sạch vào ly cà phê sữa, bạn sẽ thấy bất ngờ về hương vị của nó. Sao lại mát lạnh và thơm ngon đến vậy? Vị ngọt của sữa hòa với vị đắng của cà phê như muốn làm người khác tan chảy.
3. Cách pha cafe Pour over
Pour over ám chỉ cách pha cà phê cổ xưa nhất trên thế giới. Nguyên lý pha cà phê như sau: để nước sôi đi qua bột cà phê nguyên chất, bã cà phê được giữ lại trên bộ lọc còn nước cốt chảy xuống cốc. Nghe có vẻ đơn giản nhưng cà phê Pour over không dễ pha chế chút nào. Để thực hiện cách pha cà phê này, bạn cần chuẩn bị 1 bộ lọc cà phê chuyên dụng, ấm rót nước sôi, một chiếc ly giữ nhiệt tốt.
Khi pha cafe theo kiểu Pour over, bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị của cà phê.
Đầu tiên bạn đổ bột cà phê vào bộ lọc, sau đó rót nước từ trên cao xuống. Nước sẽ đi qua lớp bột cafe, thấm sâu vào đó rồi mới chảy xuống chiếc cốc. Công việc rót nước được cho là khó khăn nhất trong cách pha chế cà phê Pour over.
Muốn có ly cà phê thơm ngon hảo hạng, giữ đúng hương vị đặc trưng của cà phê, bạn cần tính toán lượng nước và cafe vừa đủ, cách rót nước như thế nào để nước thấm sâu nhất vào bột cà phê. Cà phê Pour over đòi hỏi kỹ năng và hiểu biết về cà phê.
Moka Pot thực chất là 1 chiếc bình đun cà phê có lịch sử lâu đời. Mỗi Moka Pot pha được khoảng 3 ly cà phê nhỏ (tương đương 3 người uống). Nguyên lý hoạt động của Moka Pot là dùng hơi nước nóng để pha chế cà phê. Cách pha cafe Moka Pot có đôi chút khác biệt so với các phương pháp khác, thứ nhất là bạn phải đun trực tiếp cà phê trên bếp, thứ hai là căn chỉnh kỹ lưỡng tỷ lệ nước và bột cà phê nguyên chất.
Với cách pha cafe bằng bình Moka pot bạn có thể có được một cốc “Espresso mộc mạc”.
Hạn chế lớn nhất của Moka Pot là không pha được số lượng lớn cafe (mỗi lần chỉ 3 ly cà phê nhỏ). Tuy nhiên, cà phê Moka Pot có hương vị thơm ngon và chứa 100% chất dinh dưỡng của cà phê nguyên chất.
Nguyên lý pha cà phê bằng bình pha cà phê Syphon tương đối đơn giản. Người Nhật Bản đặc biệt yêu thích cà phê Syphon, họ cho rằng: đây là cách pha cafe “tuyệt vời nhất” từ trước đến nay.
Cách pha cà phê Syphon khá cầu kỳ và có tính nghệ sĩ.
Tuy không hiện đại như các dòng máy pha cà phê khác, máy Syphon chủ yếu dùng bằng tay (thao tác hoàn toàn thủ công), nhưng nó lại tạo ra hương vị cà phê thơm ngon hảo hạng, giữ nguyên bản chất đích thực của cà phê nguyên chất.
Máy pha cà phê AeroPress có tên gọi khác là máy ép cà phê siêu tốc. Không chiếc máy pha cà phê nào nhanh và hiệu quả như AeroPress với thời gian pha cà phê chưa đầy 2 phút. Máy AeroPress có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, thích hợp pha cà phê gia đình.
Cách pha cà phê bằng thiết bị phát minh bởi Aerobie chủ tịch Alan Adler.
Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc: chất lượng cà phê AeroPress có thơm ngon đúng kiểu không? Bạn hoàn toàn yên tâm về điều đó. Bởi lẽ máy AeroPress giữ đúng hương vị của cà phê nguyên chất. Nếu bạn là người có thói quen uống cà phê mỗi ngày, hay mua ngay 1 chiếc máy AeroPress. Cách dùng AeroPress vô cùng đơn giản, đảm bảo mang đến cho bạn những ly cafe hảo hạng nhất.
Nguyên lý hoạt động của bình pha cà phê French Press gần giống với phin nhôm của Việt Nam. Tuy nhiên, bình French Press có thiết kế kín và tạo ra sức ép lớn hơn với bột cà phê. Việc làm có 2 ưu điểm là: Một là không làm bay hơi cà phê; Hai là chiết xuất 100% hương vị cà phê.
French Press là một cách pha cà phê cổ điển được ưa chuộng hiện nay.
Bình pha cà phê French Press có xuất xứ từ Pháp, sau này phổ biến sang các quốc gia khác. Cách pha cafe French Press đơn giản, dễ làm, giúp bạn thưởng thức cà phê ngon nhất có thể. Được làm từ chất liệu giữ nhiệt, bình French Press có thể ủ ấm cho cà phê 12h đồng hồ.
Máy pha cà phê Espresso được cho là phương tiện tối ưu nhất trong việc tạo ra các ly cà phê thơm ngon. Nguyên lý hoạt động của máy pha cà phê Espresso là dùng áp suất lớn nước sôi phun thẳng vào bột cà phê nguyên chất, để ép hết chất dinh dưỡng có trong bột cà phê và tạo thành dung dịch đặc sánh. Máy pha cà phê Espresso có 2 loại là máy tự động 100% và máy cơ.
Cách pha cà phê Espresso
Đối với loại máy tự động, bạn chỉ cho bột cafe và các nguyên liệu khác nếu có (sữa, đường, trứng gà…) vào máy, sau đó chọn chế độ pha chế (pha cà phê nguyên chất, cà phê sữa hay cà phê trứng,…) và ấn nút khởi động. Máy Espresso hoạt động trên nguyên lý tự động 100%, không yêu cầu con người phải làm bất kỳ việc gì. Kết quả là bạn sẽ có những ly cà phê thơm ngon theo ý muốn.
Đối với máy Espresso cơ tay, bạn phải thao tác khá nhiều trong quá trình pha chế cà phê. Nói đúng hơn là bạn phải túc trực bên cạnh chiếc máy, đến công đoạn nào là bạn phải can thiệp công đoạn đó. Xét theo phương diện nào đấy, máy Espresso cơ tay cho chất lượng cà thêm thơm ngon hơn so với máy Espresso tự động.
9. Cà phê Americano
Người ta thường gọi cà phê Americano là cà phê của Người Mỹ. Nguồn gốc sâu xa của cà phê Americano bắt nguồn từ nước Ý – nơi ngự trị của cà phê Espresso. Hạt cà phê Espresso có vị đắng và chua hơn nhiều so với cà phê Americano. Chính vì vậy người Mỹ đã tìm mọi cách để giảm bớt vị đắng và chua của cà phê Espresso. Phương pháp duy nhất là gia tăng tỷ lệ nước trong khi pha cà phê Espresso, ngay lập tức vị chua và đắng sẽ giảm xuống.
Americano Coffee kiểu cà phê biến thể được tạo ra bởi những người lính Mỹ.
Cà phê Americano có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, gần giống với cà phê Espresso. Nếu thưởng thức kỹ, bạn sẽ nhận ra sự ngọt ngào đến từ cà phê Americano (điều này không có ở cà phê Espresso).
Cách pha cà phê biến thể
Nếu có ai hỏi “loại cà phê nào dễ uống nhất hiện nay”, thì chắc chắn đó là cà phê Capuchino. Cà phê Capuchino thích hợp với cả phụ nữ và đàn ông, nhất là những người yêu thích đồ ngọt. Không đắng ngắt như cafe đen, không đơn giản như cà phê sữa, Capuchino ngọt ngào và tinh tế hơn nhiều.
Capuchino cách pha cà phê thu hút giới trẻ hiện nay.
Ba nguyên liệu chính để tạo ra cà phê Capuchino là: bột cà phê nguyên chất, sữa và bọt sữa. Trong đó sữa và bọt sữa có tỷ lệ ngang bằng nhau. Cà phê Capuchino có vị ngọt bùi của sữa, một chút béo ngậy của bọt sữa, thêm chút đắng ngọt của cà phê. Tất cả như hòa quyện vào nhau, và đẩy xúc cảm của người uống lên cao trào.
11. Cafe Latte
Cà phê Latte hay còn gọi là cafe bọt sữa. Nếu nhìn thoáng qua, bạn sẽ thấy nó giống hệt với cà phê Capuchino. Tuy nhiên, khi thưởng thức bạn sẽ nhận ra sự khác biệt cơ bản giữa cà phê Latte và Capuchino. Nếu như ở cà phê Capuchino, lượng sữa nóng và bọt sữa tương đương nhau, thì ở cà phê Latte tỷ lệ bọt sữa giảm đi bằng 1/2 lượng sữa nóng. Sở dĩ như vậy là do người ta muốn giữ lại hương vị đặc trưng nhất của cà phê. Bên cạnh cafe Capuchino, một cách pha cà phê ngon khác cũng khá giống với Latte là Caffè Macchiato.
Cafe Latte được tạo ra bởi các Barista tài hoa.
Khi thưởng thức cà phê Latte, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng của cà phê nguyên chất pha lẫn vị ngọt của sữa đặc. Nó không có quá nhiều bọt như capuchino, thay vào đó cà phê sánh và đặc (không khác cà phê sữa nguyên chất).
12. Cà phê Mocha
Cà phê Mocha là sự kết hợp tuyệt vời giữa cà phê nguyên chất và chocolate đen. Điểm đặc biệt của cà phê Mocha là bột cà phê nguyên chất phải được pha theo kiểu Espresso (tức là dùng máy pha cà phê Espresso tự động 100% hoặc máy Espresso cơ tay), sau đó trộn thêm bột chocolate theo tỷ lệ nhất định. Để ly cafe Mocha trở nên thơm ngon và hấp dẫn, người ta thường cho thêm một ít bọt sữa trắng.
Cà phê Mocha
Chocolate có tác dụng giảm vị đắng ngắt, gia tăng hương vị thơm ngon và dễ uống cho cà phê nguyên chất. Bọt sữa có vị béo ngậy, ngọt vừa khiến ly cà phê Mocha thêm phần lôi cuốn.
13. Cafe Frappuccino
Cà phê Frappuccino là một trong những sản phẩm nổi tiếng của Tập đoàn Starbucks, Mỹ. Starbucks đã tiến hành đăng ký bản quyền cho những sản phẩm của mình. Như vậy, cách pha cà phê Frappuccino là sở hữu trí tuệ riêng của Tập đoàn Starbucks, do Tập đoàn nắm giữ và quản lý. Hiểu theo cách này thì: những quán cafe không thuộc hệ thống Starbuck sẽ không bao giờ biết đến công thức pha chế cà phê Frappuccino.
Frappuccino, ly cà phê hấp dẫn hàng triệu người trên thế giới.
Cafe Frappuccino đang làm mưa làm gió trên thị trường thế giới. Cửa hàng Starbucks xuất hiện nhiều không tưởng. Lượng khách đến với họ đông đảo hơn các thương hiệu khác. Điều này chứng tỏ cà phê Frappuccino rất thơm ngon và hấp dẫn. Có như vậy mới chinh phục được hàng triệu người dân trên thế giới. Cà phê Frappuccino có nhiều vị khác nhau. Nó là sự kết hợp giữa cà phê nguyên chất với các nguyên liệu sữa, đường, kem, trứng gà, siro,..
14. Cà phê trứng
Cà phê trứng tuy ra ra đời các loại cà phê khác như: cà phê sữa và cà phê đánh kem. Cứ nghĩ rằng: cà phê nguyên chất và trứng không bao giờ kết hợp được với nhau, ai ngờ lại cho ra sản phẩm tuyệt vời đến vậy. Trứng gà làm tăng độ béo ngậy của cafe, thêm chút đường (hoặc sữa) để giảm vị đắng có trong cà phê. Bạn cần một chiếc máy đánh trứng để trộn đều các nguyên liệu với nhau. Ly cà phê trứng mới hấp dẫn làm sao, có màu vàng của trứng gà, màu trắng của sữa hoặc kem (nếu có), màu nâu đen của cà phê nguyên chất.
Cà phê trứng thức uống đặc trưng của người Hà Nội.
Những ai đã thưởng thức cà phê trứng 1 lần sẽ muốn dùng thêm những lần tiếp theo. Hương vị đắng ngọt, bùi bùi, béo ngậy,… chắc chỉ có ở cà phê trứng. Chắc chắn 1 điều: không loại cà phê nào dễ uống và phù hợp với tất cả mọi người như cà phê trứng.
15. Cà phê kem
Cà phê chủ yếu dành cho những người trên 30 tuổi. Lứa tuổi học trò (hay tuổi Teen) rất ít uống cà phê. Các bạn cho rằng: cà phê quá đắng và khó uống, nó không “ngon lành” như những đồ uống khác. Từ khi cà phê kem xuất hiện, suy nghĩ của các bạn tuổi teen thay đổi hoàn toàn. Các bạn yêu thích cà phê hơn, và cho rằng đây là đồ uống vô cùng thú vị. Tất cả là nhờ lớp kem bên trên, thường là kem tươi 100, được làm từ sữa và đường.
Cà phê kem, ly cafe cho những ngày hè.
Kem tươi khiến ly cà phê trở nên mát lạnh, hấp dẫn và ngọt ngào đến mức khó tả. Hương vị của cà phê kem khiến mọi ngây ngất. Nó như có chất gây nghiện vô hình khiến mọi người lưu luyến mãi không thôi.
Trên đây là 15 cách pha cà phê ngon nhất hiện nay. Nếu bạn có ý định mở quán cafe hay trở thành nhân viên pha chế chuyên nghiệp, hãy học hỏi ngay 15 cách pha cafe ở trên. Bất kỳ cửa hàng kinh doanh cà phê nào (hay nhà hàng, khách sạn, quán bar) cũng cần đến bí quyết pha chế cà phê. Cà phê ngon, hấp dẫn, trang trí đẹp mắt chính là yếu tố thu hút khách hàng; góp phần làm nên 80% thành công cho chiến lược kinh doanh của bạn.
Kết quả: 0/5 (0 người đánh giá)